TỔNG QUAN VỀ HSK

1. HSK là gì?

HSK là viết tắt của cụm từ Hanyu Shuiping Kaoshi (汉语水平考试). Là kỳ thi đánh giá trình độ tiếng Hán dành cho người nước ngoài. Chứng chỉ HSK là chứng chỉ Hán Ngữ quốc tế và có giá trị trong 2 năm kể từ ngày thi.

Theo quy định mới, các thí sinh đăng ký thi HSK phải thi kèm chứng chỉ HSKK (chứng chỉ năng lực khẩu ngữ dành cho người học tiếng Trung) theo từng cấp độ.

Khi dự định thi HSK, bạn cũng sẽ cần ôn luyện cả chứng chỉ tiếng Trung HSKK để tham gia dự thi với kết quả tốt nhất.  Kỳ thi HSKK được  tổ chức để đánh giá khả năng nói của người dự thi, trong khi HSK chủ yếu tập trung vào nghe, đọc và viết và không có phần nói.


2. Các cấp độ chứng chỉ HSK

  • Sơ cấp: Từ HSK1 – HSK2( không tổ chức thi)
  • Trung cấp: Từ HSK3 – HSK4.
  • Cao cấp: Từ HSK5- HSK6.

Gần đây, kỳ thi HSK từ 6 cấp độ được nâng lên thành 9 cấp độ. So với kỳ thi HSK 6 cấp trước đây thì HSK 9 cấp mới có thêm nhiều kiến thức từ vựng, ngữ pháp mới. Yêu cầu người học nhận biết và viết được chữ Hán ngữ. Nội dung thi tập trung vào tiếng Trung đa ngành nghề, kỹ năng viết chữ Hán và phiên dịch tiếng Trung.


3. Lý do nên thi HSK

Nếu bạn là học sinh THPT có chứng chỉ tiếng trung HSK3 trở lên sẽ được miễn thi bài thi ngoại ngữ. Và được tính 10 điểm cho bài thi này để xét tốt nghiệp THPT, và sẽ là ưu điểm lớn khi xét tuyển vào ngành Ngôn ngữ Trung tại các trường đại học tại Việt Nam.

Là điều kiện bắt buộc khi apply học bổng  Trung Quốc. Để xin học bổng thì điểm thi HSK càng cao sẽ có cơ hội giành học bổng càng lớn.

Bạn muốn xin việc liên quan đến tiếng Trung thì chứng chỉ HSK là tiêu chuẩn để nhà tuyển dụng chú ý. Trình độ tiếng trung của bạn càng cao, có chứng chỉ HSK cao, càng làm đẹp hồ sơ, CV của bạn khi ứng tuyển vào các công ty, doanh  nghiệp


4. Địa điểm thi

Kỳ thi HSK được tổ chức tại nhiều trường đại học Trung Quốc  và trên thế giới.

Tại Việt Nam, kỳ thi HSK được tổ chức ở 5 tỉnh thành, tại các trường Đại học

Các điểm thi HSK năm 2023:

Miền Bắc:

  • Trung tâm Hợp tác Quốc tế và Ngoại ngữ – Đại học Sư phạm Hà Nội (Địa chỉ: 136 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội)
  • Trung tâm Tiếng Trung – Đại học Ngoại ngữ – ĐHQGHN (Địa chỉ: 1- Đại Cồ Việt, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội)
  • Viện Khổng Tử – Đại học Hà Nội (Địa chỉ: Km 9, đường Nguyễn Trãi, phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội)
  • Trường Đại học Sư phạm Hà Nội (Địa chỉ: 136 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội)
  • Trường Đại học Thành Đông (Địa chỉ: Số 3 Vũ Công Đán, phường Tứ Minh, Hải Dương, Hải Dương)

Miền Trung:

  • Trường Đại học Ngoại ngữ – Đại học Đà Nẵng (Địa chỉ: 41 Lê Duẩn, tp. Đà Nẵng)
  • Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Huế (Địa chỉ: 34 Lê Lợi, tp. Huế)
  • Trường Đại học Tây Nguyên (Địa chỉ: 567 Lê Duẩn TP. Buôn Ma Thuột – Đăk Lăk)

Miền Nam:

  • Trung tâm Học liệu và Ngoại ngữ Đại học Sư phạm TP.HCM (Địa chỉ: 280 An Dương Vương, Quận 5)
  • Trường Đại học Cần Thơ (Địa chỉ: Khu 2, Đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều)


5. Hình thức thi

Hiện nay, có hai hình thức thi HSK là thi trên máy tính và thi trên giấy ở một số địa điểm. Tuy nhiên dù hình thức thi nào thì độ khó, nội dung và cấu trúc bài thi HSK đều giống nhau. Những bạn còn chưa chắc chắn về kĩ năng viết chữ Hán thì nên chọn hình thức thi HSK trên máy tính sẽ có lợi thế hơn. Ngược lại, những bạn tự tin về chữ Hán thì nên lựa chọn thi viết.

Danh mục

Đăng ký ngay