Những Sai Lầm Thường Gặp Khi Mới Bắt Đầu Học Tiếng Trung.

1. KHÔNG HỌC CÁCH PHÁT ÂM CHUẨN NGAY TỪ ĐẦU

Nhiều người quan niệm rằng học tiếng Trung chỉ cần học Hán tự, Pinyin và cách đọc bằng tiếng Việt là có thể nói được. Nhưng đây là một trong những sai lầm nghiêm trọng, đặc biệt là đối với người mới tìm hiểu về tiếng Trung. Bởi phát âm chuẩn là yếu tố chủ chốt, quyết định trực tiếp đến việc kiểm tra, đánh giá trình độ tiếng Trung của bạn. 

Chỉ khi bạn phát âm chuẩn thì mới có thể nói chuẩn, có nói chuẩn thì kỹ năng nghe cùng khả năng giao tiếp của bạn mới được nâng cao. Và đặc biệt là khi giao tiếp với người Trung Quốc, Đài loan, bạn phát âm chuẩn đồng nghĩa với việc họ hiểu, tiếp nhận những gì bạn muốn truyền đạt, và ngược lại.

2. HỌC TỪ VỰNG THEO KIỂU “NHỒI NHÉT”, RỜI RẠC, KHÔNG THEO CHỦ ĐỀ.

Có một sự thật rằng, chỉ cần bạn hiểu và áp dụng được 1500 – 2000 từ vựng là bạn có thể tự tin giao tiếp với người Trung Quốc, Đài Loan trong đời sống hàng ngày. Trên thực tế việc giao tiếp diễn ra liên tục, nhưng hầu hết chỉ sử dụng những từ vựng thông dụng, đơn giản. Trừ những cuộc đàm thoại mang yếu tố chuyên ngành ra, thì họ cũng chỉ sử dụng những từ ngữ thông dụng trong đời sống hàng ngày.

Thêm vào đó, bạn cần chú ý đến lượng từ vựng mà bạn bạn tiếp nhận, tránh việc nhồi nhét quá nhiều từ vựng gây tình trạng lâu nhớ – nhanh quên. Bởi theo nghiên cứu, não bộ của con người khó có thể tiếp nhận cùng lúc quá nhiều thông tin. Bạn có thể ghi nhớ nó tại thời điểm cố nhồi nhét vào đầu, tuy nhiên bạn sẽ mau chóng quên đi khi chỉ qua một vài ngày sau đó. Vì vậy để học tốt tiếng Trung, bạn phải nắm chắc các từ vựng cơ bản, sau đó mới học đến những từ vựng nâng cao. Master Edu luôn quan niệm rằng: “dục tốc” là “bất đạt”, “chậm – chắc” là “khôn ngoan”.

Một lưu ý cuối đó là: Bạn nên sắp xếp và học từ vựng theo chủ đề các từ vựng liên quan. Ví dụ như: Từ vựng về đồ dùng học tập, từ vựng về trang phục, động/thực vật,… khi đó bạn sẽ dễ ghi nhớ và liên kết nó lại hơn, ngoài ra việc này cũng giúp não bộ dễ dàng hơn trong xử lí và đưa ra thông tin để sử dụng khi bạn nói về chủ đề đó.

3. HỌC TIẾNG TRUNG THEO MỘT KHUÔN KHỔ NHẤT ĐỊNH, THIẾU SÁNG TẠO

Việc học tiếng Trung không chỉ đòi hỏi ở người học sự chăm chỉ, cần mẫn, mà còn yêu cầu tính sáng tạo trong việc lựa chọn cách thức cũng như phương tiện để học. Một lỗi sai thường thấy của người mới học tiếng Trung đó là học một cách cứng nhắc. Điển hình như việc quá chú trọng vào học ngữ pháp mà quên mất rằng “ngôn ngữ là đứa trẻ”. Thay vì bắt “đứa trẻ” phải theo một quy chuẩn nhất định, ta nên để nó tự do phát triển, theo thời gian nó sẽ phát triển và học được cách sử dụng ngôn từ một cách đúng đắn, khôn ngoan. 

Việc học tiếng Trung cũng vậy, nếu quá chú trọng vào vào việc áp dụng ngữ pháp trong giao tiếp sao cho thật chuẩn thật khuôn khổ, thì nó sẽ kìm hãm tư duy và gây ra khó khăn, trở ngại trong giao tiếp. Thay vào đó bạn nên mạnh dạn, nói nhiều hơn để biết mình sai ở đâu và sửa chữa nó. Theo thời gian, bạn sẽ học được cách nói đúng, nói chuẩn mà không cần học quá nhiều ngữ pháp. Ngoài ra, bạn cũng có thể học qua các phương tiện truyền thông, các kênh truyền hình của Trung Quốc. Khi bạn xem đủ nhiều, tự khắc bạn sẽ biết những từ đó dùng như thế nào, trong trường hợp ra sao mà không cần phải nghiên cứu hay học quá nhiều ngữ pháp.

Tất nhiên, học ngữ pháp cũng đóng một vai trò không thể thiếu trong việc học ngôn ngữ. Nhưng nó đem lại cho bạn nhiều hay ít lợi ích đều phụ thuộc vào cách bạn hiểu và sử dụng nó.

4. LƯỜI NÓI, NGẠI NÓI

Học một ngôn ngữ mới chỉ với nghe và viết thì chưa đủ để tiến bộ. Để học tốt cần học kết hợp cả 4 kỹ năng nghe – nói – đọc – viết  với nhau. Đặc biệt phải tăng cường rèn luyện kỹ năng diễn đạt bằng cách giao tiếp thật nhiều. Không nên sợ sai mà ngại nói, bạn càng nói, càng giao tiếp nhiều thì bạn càng nhanh tiến bộ. Việc bạn có thể giao tiếp tốt được hay không sẽ là yếu tố đánh giá trực tiếp về trình độ Ngoại ngữ của bạn. 

Với Master Edu “Ngoại ngữ là trên miệng, không phải trên giấy”.

5. HỌC THEO CẢM HỨNG, THIẾU KIÊN TRÌ

Nhiều người khi bắt đầu học một ngôn ngữ mới, đặc biệt là tiếng Trung thường thiếu tính kiên trì dẫn đến dừng lại giữa chừng.

Một điểm chung của những người mới bắt đầu tìm hiểu về một ngôn ngữ là gặp khó khăn trong việc nhớ mặt chữ, nhớ nghĩa của từ hay ghi nhớ cách phát âm. Đó là khó khăn chung, cũng là cột mốc cơ bản mà bạn cần phải vượt qua. 

Có một bộ phận người mới tìm hiểu tiếng Trung khi gặp những vấn nêu trên thường lựa chọn dừng lại việc học, một số người lại chọn cách học theo cảm hứng như hôm nay vui thì học, ngày mai chán thì nghỉ, hoặc học được đôi chút là lại lướt web, chơi game,…

Học là cả một quá trình, cần tính nhẫn nại, kiên trì với những mục tiêu đặt ra. Mỗi ngày tiến bộ từng chút một và đi đúng với kế hoạch đã vạch ra trước đó. Đến khi nhìn lại, chắc chắn bạn sẽ phải bất ngờ với trình độ tiếng Trung của chính mình. 

Trên đây là một số chia sẻ của Master Edu về những sai lầm trong việc mới học tiếng Trung, chúc các bạn áp dụng thành công.

TIẾNG TRUNG KHÓ – ĐỂ MASTER EDU LO.

 

Ủng hộ chúng tôi và xem thêm nhiều kiến thức thú vị hơn nữa:
——-
This entry was posted in . Bookmark the permalink.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *